Đọc Một Cuốn Sách tháng 11/2016: "Suối nguồn" - Ayn Rand
Đợt rồi tui bận quá, nói chung là hổng có đọc sách báo gì nhiều. May sao có đọc quyển Suối nguồn của Ayn Rand nên có cái mà viết cho mục Đọc một cuốn sách tháng 11.
Đây là 1 cuốn sách thuộc loại kinh điển, khi bắt đầu đọc là tui hầu như chỉ dừng lại để ăn uống, tắm rửa và lúc làm việc. Đã có rất nhiều bài review và phân tích về câu chuyện của tiểu thuyết này, nên tui sẽ viết rất ngắn gọn thôi, vì viết dài là vô nghĩa.
Suối nguồn có nội dung trải dài qua mười mấy năm cuộc đời của những con người mà tính cách đã được tác giả tối đa hoá để làm cho nổi bật những triết lý về con người và xã hội.
Tạm gọi là nhân vật chính diện, đứng về phía những con người có thái độ làm việc độc lập và yêu quý sự tư duy cá nhân là Howard Roark, một kiến trúc sư theo trường phái hiện đại, bị người khác cho là lập dị.
Đối đầu với Roark, cá nhân tui cho rằng người xứng đáng ở vị trí này là Ellsworth Toohey, một nhà phê bình nghệ thuật (thiệt ra là đủ lĩnh vực), luôn tự rao giảng về chủ nghĩa vị nhân sinh, nhưng sâu bên trong là mong muốn thao túng con người, cầm tù họ bằng cách truyền bá những lý thuyết về tập thể, sự hy sinh và lòng vị tha. Tui thấy ông Toohey này thực sự là 1 con người nguy hiểm.
Bên cạnh đó là Peter Keating, một kiến trúc sư đương thời với Roark, một điển hình của kẻ lợi dụng sức lao động và trí tuệ của người khác để làm lợi cho cá nhân mình, sống cuộc đời trong mắt kẻ khác.
Còn có Gail Wyand, chủ 1 loạt phương tiện truyền thông lớn, là ông chủ toà báo mà Toohey làm việc. Wyand tin rằng lòng chính trực không thực sự tồn tại và dùng quyền lực, tiền bạc để đánh đổ bất kì ai có dấu hiệu của lòng chính trực. Tuy vậy, từ lúc gặp Roark, Wyand là 1 người bạn thực sự của Roark.
Nói thêm chút, theo tui, trong trò chơi quyền lực, ông Wyand là một tay chơi nghiệp dư và kém ông Toohey. Wyand dùng tiền ép người ta làm cái việc họ căm ghét và khiến họ làm 1 cách đau đớn trong khi Toohey dùng các mối quan hệ và cái mớ kiến thức hầm bà lằng thao túng, khiến mọi người đảo lộn các giá trị với lòng sung sướng.
Không thể bỏ qua nhân vật Dominique Francon, đồng nghiệp của Toohey và là vợ của 3 người còn lại. Dominique là mẫu phụ nữ mà tui rất khó hiểu. Dominique yêu Roark và tự hủy hoại mình bằng cách cưới kẻ mình coi thường là Peter Keating. Cô am hiểu sự vĩ đại trong công việc của Roark và quyết tâm phá những hợp đồng của anh này để đem về cho Keating, để con người không thể hủy hoại những công trình do Roark thiết kế nên. Sau đó Dominique mang về cho Keating bản hợp đồng khổng lồ từ Wyand và quay qua cưới Wyand, 2 người thực sự hiểu nhau. Dominique có yêu Wyand nhiều như yêu Roark hay không thì tui ko biết.
Cuối truyện thì Toohey quay những người như Wyand và Keating như dế, Wyand đóng của toà soạn, Toohey mất việc, Keating sống ê chề, còn Dominique và Roark cưới nhau sau bao sóng gió và những thử thách cho quan điểm sống của mỗi người.
Các sách khác đã đọc trong tháng 11:
- "Bài học Hillary" (Don Van Natta & Jeff Gertth), bà con đọc chơi cho biết thêm về người phụ nữ suýt trở thành Tổng Thống Mỹ
- "Xứ Đàng Trong - Lịch Sử Kinh Tế Xã Hội Việt Nam Thế Kỷ 17-18" (Li Tana), cũng là 1 cuốn sách thú vị về lịch sử Việt Nam qua tài liệu nước ngoài.
Đây là 1 cuốn sách thuộc loại kinh điển, khi bắt đầu đọc là tui hầu như chỉ dừng lại để ăn uống, tắm rửa và lúc làm việc. Đã có rất nhiều bài review và phân tích về câu chuyện của tiểu thuyết này, nên tui sẽ viết rất ngắn gọn thôi, vì viết dài là vô nghĩa.
Suối nguồn có nội dung trải dài qua mười mấy năm cuộc đời của những con người mà tính cách đã được tác giả tối đa hoá để làm cho nổi bật những triết lý về con người và xã hội.
Tạm gọi là nhân vật chính diện, đứng về phía những con người có thái độ làm việc độc lập và yêu quý sự tư duy cá nhân là Howard Roark, một kiến trúc sư theo trường phái hiện đại, bị người khác cho là lập dị.
Howard Roark. Nguồn: duhi |
Bên cạnh đó là Peter Keating, một kiến trúc sư đương thời với Roark, một điển hình của kẻ lợi dụng sức lao động và trí tuệ của người khác để làm lợi cho cá nhân mình, sống cuộc đời trong mắt kẻ khác.
Còn có Gail Wyand, chủ 1 loạt phương tiện truyền thông lớn, là ông chủ toà báo mà Toohey làm việc. Wyand tin rằng lòng chính trực không thực sự tồn tại và dùng quyền lực, tiền bạc để đánh đổ bất kì ai có dấu hiệu của lòng chính trực. Tuy vậy, từ lúc gặp Roark, Wyand là 1 người bạn thực sự của Roark.
Nói thêm chút, theo tui, trong trò chơi quyền lực, ông Wyand là một tay chơi nghiệp dư và kém ông Toohey. Wyand dùng tiền ép người ta làm cái việc họ căm ghét và khiến họ làm 1 cách đau đớn trong khi Toohey dùng các mối quan hệ và cái mớ kiến thức hầm bà lằng thao túng, khiến mọi người đảo lộn các giá trị với lòng sung sướng.
Không thể bỏ qua nhân vật Dominique Francon, đồng nghiệp của Toohey và là vợ của 3 người còn lại. Dominique là mẫu phụ nữ mà tui rất khó hiểu. Dominique yêu Roark và tự hủy hoại mình bằng cách cưới kẻ mình coi thường là Peter Keating. Cô am hiểu sự vĩ đại trong công việc của Roark và quyết tâm phá những hợp đồng của anh này để đem về cho Keating, để con người không thể hủy hoại những công trình do Roark thiết kế nên. Sau đó Dominique mang về cho Keating bản hợp đồng khổng lồ từ Wyand và quay qua cưới Wyand, 2 người thực sự hiểu nhau. Dominique có yêu Wyand nhiều như yêu Roark hay không thì tui ko biết.
Cuối truyện thì Toohey quay những người như Wyand và Keating như dế, Wyand đóng của toà soạn, Toohey mất việc, Keating sống ê chề, còn Dominique và Roark cưới nhau sau bao sóng gió và những thử thách cho quan điểm sống của mỗi người.
Một tác phẩm kiến trúc của Howard Roark phiên bản phim truyền hình. Nguồn: Flickr |
- "Bài học Hillary" (Don Van Natta & Jeff Gertth), bà con đọc chơi cho biết thêm về người phụ nữ suýt trở thành Tổng Thống Mỹ
- "Xứ Đàng Trong - Lịch Sử Kinh Tế Xã Hội Việt Nam Thế Kỷ 17-18" (Li Tana), cũng là 1 cuốn sách thú vị về lịch sử Việt Nam qua tài liệu nước ngoài.
Comments
Post a Comment